Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền độc đáo, sử dụng kim mảnh để kích thích các huyệt đạo trên cơ thể con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sản phẩm kim châm cứu trong bài viết dưới đây!
Kim châm cứu có những công dụng gì?
Kim châm cứu được sử dụng để châm cứu trong y học cổ truyền, rất hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý, có thể kể đến như:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về cơ xương khớp: Nhờ khả năng giảm đau, chống viêm, cải thiện lưu thông máu, giúp thư giãn cơ bắp và tăng cường khả năng vận động, phương pháp này được ứng dụng hiệu quả trong điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, teo cơ, liệt nửa người, bệnh phong tê thấp, viêm khớp, đau lưng,...
- Điều trị các bệnh lý về não bộ: Châm cứu có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu não, giảm co thắt mạch máu, từ đó hỗ trợ điều trị tắc nghẽn mạch máu não, tai biến mạch máu não, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ.
- Điều trị các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, sinh dục: Châm cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh.
Thông số kỹ thuật
Kim châm cứu tiệt trùng loại dùng 01 lần Tianxie được cấu tạo gồm 2 phần: Cán kim và thân kim, chiều dài của thân kim là 13mm-100mm, còn đường kính của thân kim là 0.16mm - 0.45mm.
Thân kim được làm từ thép không gỉ vô cùng an toàn. Cán kim được làm từ thép không gỉ, đồng, bạc hoặc hợp kim.
Chỉ định sử dụng
Kim châm cứu tiệt trùng dùng một lần được sử dụng trong liệu pháp châm cứu để điều trị các bệnh lý như: Đau nhức cơ bắp, xương khớp, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tiêu hóa,...
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, châm cứu chống chỉ định với một số trường hợp sau:
- Vết thương hở, tổn thương da: Không châm cứu vào các vị trí có vết lở loét, phần da bị tổn thương, sưng rộp.
- Rối loạn đông máu: Người có bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu như giảm tiểu cầu, máu trắng,... không nên sử dụng phương pháp châm cứu.
- Tình trạng sức khỏe không ổn định: Tránh châm cứu khi đang đói, say rượu, tức giận, kích động hoặc sau khi vận động thể thao mạnh.
- Phụ nữ mang thai, bệnh nhân có bệnh lý đặc biệt: Cần thận trọng khi châm cứu cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc cần thiết phải tiến hành phẫu thuật như ung thư, xơ gan, gãy xương, máu trắng...
- Vị trí nhạy cảm: Tránh châm cứu tại các vị trí nhạy cảm như đầu lưỡi, đầu ngón tay chân, đầu vú, âm đạo, hậu môn…
- Thể trạng yếu: Người bệnh có thể trạng yếu cần được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng trước khi thực hiện châm cứu.
Hướng dẫn sử dụng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi sử dụng Kim Châm Cứu, cần thực hiện theo các bước sau:
- Mở hộp kim, xác nhận sản phẩm chưa quá hạn sử dụng và bao kim còn nguyên vẹn, không bị rách hay thủng.
- Dùng cồn 75 độ sát khuẩn ngón tay của người châm và huyệt vị trên cơ thể người bệnh.
- Lấy kim ra khỏi bao và tiến hành châm kim vào huyệt vị đã được xác định theo đúng kỹ thuật.
- Sau khi châm xong, lấy kim đã sử dụng ra khỏi cơ thể người bệnh và bỏ vào khay đựng rác thải y tế chuyên dụng. Không sử dụng kim đã qua sử dụng.
- Nếu xuất hiện hiện tượng chảy máu, dùng bông sạch chấm vào vết thương để cầm máu và tránh lây nhiễm.