HbA1c là một chỉ số quan trọng khi bạn theo dõi và kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên vì không hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó mà nhiều người bệnh lơ là trong quá trình điều trị. Vậy làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường?
Tham khảo thêm:
- Các phương pháp xét nghiệm HbA1c hiện nay (Phần 1)
- Những lợi thế của xét nghiệm HbA1c so với xét nghiệm glucose máu
- Quy trình xét nghiệm HbA1c bằng phương pháp HPLC
Chỉ số HbA1c được hình thành như thế nào?
HbA1c (hemoglobin glycated) là thành phần được tạo ra khi glucose (đường) trong cơ thể bám vào các tế bào hồng cầu của bạn. Cơ thể bạn không thể sử dụng đường đúng cách, do đó, nhiều chất dính vào các tế bào máu của bạn và tích tụ trong máu.
Hiểu một cách khác, HbA1c là mức đường huyết trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Nếu HbA1c cao có nghĩa là bạn có quá nhiều đường trong máu. Điều này có nghĩa là các biến chứng tiểu đường có nhiều khả năng phát triển hơn.
Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần.
Chỉ số HbA1c an toàn là bao nhiêu?
Xét nghiệm HbA1c trong máu giúp biểu thị rõ hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân, kết quả trả về như sau:
- Chỉ số HbA1c bình thường nằm trong khoảng 5 - 5,5%
- HbA1c từ 5,7 - 6,4% được chẩn đoán ở giai đoạn tiền tiểu đường, có nguy cơ rất cao tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm.
- Chỉ số HbA1c ≥ 6,5 % được chẩn đoán là bệnh tiểu đường
==>> Xem thêm: Khi nào bạn cần xét nghiệm HbA1c
Làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường
Dưới đây là những lưu ý giúp người bệnh giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như bưởi, táo lê
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,..
- Hạn chế các đồ ăn chứa các loại chất béo bão hòa
- Không ăn thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ động vật
- Ăn đủ bữa, đúng giờ
- Hạn chế sử dụng muối
- Bổ sung protein trong các loại thịt cá
Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày
Lượng Calo dư thừa chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Những người có chế độ ăn hợp lý sẽ có một cuộc sống lành mạnh và tuổi thọ kéo dài hơn nhiều so với người khác. Chế độ ăn hợp lý dành cho người tiểu đường sẽ chứa khoảng 1500 - 1800 calo.
Chế độ luyện tập phù hợp
Nếu bạn có một chế độ luyện tập hợp lý, có thể làm giảm sự đề kháng Insulin và giúp quá trình vận chuyển glucose vào cơ thể diễn ra thuận lợi. Khi lượng đường trong máu giảm thì HbA1c cũng giảm. Tập thể dục cũng giúp tăng sức đề kháng, thể chất và tinh thần tốt hơn. Thời gian hoạt động thể thao khuyến khích trong khoảng từ 45 - 60 phút.
Luôn luôn kiểm soát cân nặng
Đối với những bệnh nhân tiểu đường thì việc thừa cân sẽ khiến căn bệnh này ngày càng trầm trọng hơn. Người bệnh chỉ cần giảm từ 5-10% cân nặng thì sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Hoạt động thể chất liên tục và kiểm soát lượng calo hàng ngày và hoạt động thể lực là một cách giảm cân hiệu quả
Luôn giữ vững tinh thần thoải mái
Tâm lý căng thẳng, không ổn định sẽ có những ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu và chỉ số HbA1c của người bệnh. Tâm lý thoải mái, vui vẻ, thì chỉ số HbA1c sẽ ở mức ổn định. Chính vì thế, bạn hãy luôn giữ một tinh thần thoải mái và lạc quan.
==>> Xem thêm: Chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm HbA1c
Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã biết làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường rồi chứ. Để có thể điều trị bệnh tiểu đường cần sự kiên trì của người bệnh, sự tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, tập luyện mới có thể duy trì đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, bạn nên xét nghiệm HbA1c định kỳ 3 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng của bản thân. Để có thể xét nghiệm HbA1c, bạn nên đến những phòng khám có sử dụng các dòng máy đo Hemoglobin HbA1c để có thể xét nghiệm một cách chính xác và nhanh chóng nhất.